Cấm bà (禁婆) Sinh_vật_huyền_bí_trong_tiểu_thuyết_Đạo_Mộ_Bút_Ký

Một loại sinh vật nguy hiểm trong cổ mộ tương tự Huyết thi và Thi biệt vương. Truyền thuyết nói về Cấm bà rất phổ biến ở dân tộc thiểu số phía Nam, từ bộ tộc Miêu Dao ở Vân Nam cho đến ngư dânHải Nam trong thực tế, Nam Phái Tam Thúc đem vào tiểu thuyết. Xuất hiện trong phần "Nộ hải Tiềm sa". Thực ra thứ gọi là Cấm bà này ở vùng núi nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống là đại diện cho Thầy moPháp sư, có điều trong truyền thuyết cổ xưa ở vùng biển lại là ác quỷ. Nếu bị người bắt được, thông thường đều bị chặt hết tay chân sau đó chôn sống. Nguồn gốc của Cấm bà hầu hết đều liên quan đến phụ nữ có thai. Cấm bà sinh ra từ nước, rất sợ lửa.

Theo một truyền thuyết khác thì đây là một kết quả Thi biến nếu ăn Đan dược Thi biệt vương mà không tiếp xúc bao bọc bởi Ngọc khí. Theo Trần Văn Cẩm suy luận, đại đa số thành viên thám hiểm Tây Sa đều biến thành Cấm bà, trong đó Cấm bà mà Ngô Tà gặp ở Viện an dưỡng tại Cách Nhĩ Mộc chính là Hoắc Linh.